Thư viện Chánh Pháp / Tác phẩm mới / NON NƯỚC LINH THIÊNG
NON NƯỚC LINH THIÊNG
Lưu Thủy
Xe đã lên đến đỉnh đèo Cả, nơi có ngõ đi xuống Vũng Rô, cảnh biển, trời mây và con đường đèo quanh co hòa nhau trông thật xinh đẹp. Thế giới như bỗng mở ra bát ngát, tươi thắm trong tầm mắt của những du khách đang ngồi trên chiếc xe Phương Trang. Sư Ngọc cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Sư với tay tắt bớt luồng khí lạnh đang tuôn thẳng xuống đầu và mặt. Bên cạnh sư là một ông lão mặc bộ đồ lam, dáng người nhỏ nhắn nhưng trông khỏe mạnh dù đã cao tuổi lắm. Lúc này trên xe mọi người đều yên lặng…
Nhìn cảnh vật đang trải ra trước mắt, bất giác sư Ngọc thốt lên nho nhỏ:
Đường vô Khánh Hòa quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ!
Ông cụ kế bên mỉm cười phúc hậu bảo:
– Sư không ngại dân Nghệ Tĩnh họ kiện à?
Sư đáp: “Chắc không sao đâu, cụ. Mà cụ có thấy đúng vậy không?”. Ông lão lại mỉm cười, không nói gì. Trong những chuyến đi dài, người ta thường ngủ cho quên thời gian, hoặc tìm việc gì đó làm trên xe. Trên xe Phương Trang thường không có nhạc hay phim hài gì. Sự yên lặng của mọi hành khách lúc này trông giống như họ đang tập tu thiền vậy. Sư Ngọc tìm cách gợi chuyện với ông lão đáng kính:
– Cụ, người xưa bảo “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận” là sao, cụ?
Ông lão trả lời làm sư Ngọc hơi bất ngờ: “Tui đâu phải là người xưa!”. Nhưng rồi ông cười, nói tiếp: “Nói chớ tui chỉ biết cọp Bình Định à.”. Sư Ngọc nhìn ông nói: “Kể đi, cụ.”. Ông lão kể: “Cách đây mới gần trăm năm,”… Bất giác sư hỏi: “Chỉ mới gần trăm năm à?”. Thấy ông lão làm thinh không đáp, sư biết ý nên không chen lời hớ hênh nữa. Sau đó ông lão kể tiếp…
“Nơi khu vực đèo Cù Mông, vào thời Pháp có một số người Bình Định lên đó đốt than, kiếm sống. Bấy giờ, khu vực này còn hoang vắng lắm. Thường thì những người đốt than đi thành từng đoàn để bảo vệ lẫn nhau. Mà dân Bình Định từ lâu đã như câu ca dao này rồi:
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền…
Con gái ở xứ quê hương của Nguyễn Huệ còn như thế, huống gì nam nhân. Trong các thứ võ Bình Định có một môn chuyên đánh cọp. Những người nào mà luyện môn võ này thường thì mấy ổng sẽ đến thử võ!...”
Cũng biết là ông lão kỹ tánh, không thích người trẻ tuổi chen ngang lời mình nói, nhưng bất giác sư Ngọc cũng hỏi:
– “Mấy ổng” là ai vậy, cụ?
“Mấy ông cọp đó.”, nói sơ vậy rồi ông lão lại tiếp: “Hôm đó, đoàn người đốt than vừa đi lên đến một đỉnh đồi trống thì thấy ổng ngồi thù lù, thản nhiên ngó cả đoàn. Bấy giờ, vị đi đầu đoàn mới bảo:
– Hôm nay ổng muốn thử nghề mình nè.
Ông ta mới bảo cả đoàn dừng lại, tránh qua một bên. Ông bỏ gánh xuống, vừa bước ra thì con cọp nhảy ào đến vồ xuống liền. Ông ta mới né tránh rồi đá nó. Bọn cọp vốn mạnh lắm, nhưng khi quay mình thì chậm và trước khi nhảy vào nó thường quật đuôi. Mình phải làm sao tránh được những cú vồ, cú tát hay ngoạm của nó. Ông trưởng nhóm đốt than này là một võ sư giỏi, nhất là cái nghề đánh cọp, nên ông ta cho nó nhiều cú đá hiểm hóc khiến nó chịu không nổi, chỉ khoảng một tiếng sau thì bỏ chạy.”
Ông lão im lặng một lát. Chắc rằng câu chuyện ông đang kể không chỉ đơn giản như vậy. Hình như lúc này quanh hai người cũng có nhiều người khác đang lắng nghe câu chuyện ông lão kể. Đèo Cù Mông là vùng giáp giới hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Còn đèo Cả là ranh giới của Phú Yên và Khánh Hòa. Quanh đây, vẫn là núi rừng, biển mênh mông dạt dào, nắng chói chang và những cơn gió Lào… Tất cả hãy còn đấy cũng như câu chuyện ông lão đang kể về con người và xứ sở miền Trung…
“Nó thua chạy rồi, nhưng nếu kẻ thắng không thêm lời thì chắc đã không sinh chuyện. Khi ông cọp chạy đi, ông võ sư mới nói:
– Này, một mình ông không đánh nổi tui đâu. Lần sau phải đến hai ông mới được!
Cứ tưởng là lời nói chơi, lại thêm cứ lo làm ăn, con cái, nên cả đoàn cũng chẳng nhớ gì chuyện đó nữa. Một năm sau, cũng đúng ngày đó, ngay tại chỗ đó, ổng lại ra chặn đường. Lần này nó không đi một mình, đánh một chặp thì có một con nữa nhảy ra. Lúc này mọi người đứng xa thủ thế và hò hét trợ uy chứ không ai vào giúp. Bởi nếu vào không khéo lại làm vướng tay chân vị võ sư kia.
Cả hai con thay phiên nhau quần thảo với vị võ sư. Đánh suốt tới trưa thì một con, rồi tới con thứ hai cũng bỏ chạy. Chúng không chịu nổi những cú đánh làm dập gan bầm phổi của ông đốt than. Tay chân con người không sắc bén như móng vuốt và răng của bọn dã thú, nhưng người luyện võ giỏi có thể đánh bọn thú bị nội thương, hay gãy xương, mù mắt…
Khi hai con cọp chạy đi hết rồi, ông ta lại đứng nói:
– Hai ông cũng chưa đánh nổi tui đâu. Lần sau cứ đến ba ông xem!
Lại đúng một năm sau, cũng ngày tháng đó, địa điểm đó, ba con cọp lại đến đánh nhau với người. Bọn nó tuy đi đông, nhưng do chúng cũng quân tử hay là do thói quen gì đó, mà chỉ lần lượt từng con vào đánh với ông đốt than thôi. Lần thứ ba này thì phải quần thảo tới xế chiều. Có lẽ ông võ sư cũng mệt lắm, nhưng cuối cùng thì bọn cọp cũng bỏ chạy hết. Vậy mà lúc này ông ta cũng còn lớn tiếng nói theo:
– Lần sau có đến thì phải đến bốn ông đấy!
Ai cũng lo cho tánh mạng của cả đoàn. Nhưng nhiều người bàn là bọn cọp chẳng bao giờ sống chung thành bầy. Việc chúng xuất hiện một lúc ba con cọp lớn thật là hy hữu. Lại thêm cái phách của dân luyện võ nên tuy có lo chớ họ cũng không sợ.”
– Vậy là cuối cùng cũng có trận một đánh bốn hả, cụ?
Ông lão gật đầu, kể tiếp:
“Lần một đánh bốn này thật là ghê gớm. Mà cái chuyện bọn cọp cứ đúng hẹn lại đến thi đấu võ với người mới thật là kỳ lạ. Đâu cũng như có ông bà xui khiến thì phải. Tiếng nhảy vồ, né rồi đánh, tiếng bọn cọp bị trúng đòn đau quá gầm lên… vang khắp cả khu rừng. Bấy giờ thì cả thôn đều kéo lên trợ uy. Tuy có mang theo vũ khí chớ không ai dám làm ẩu, sợ chúng liều mạng. Vị võ sư đó giỏi thật, nhưng bị bốn con cọp lớn luân chiến thì làm sao chịu cho nổi. Trải qua suốt một buổi sáng nắng gắt, ông ta đâu có được rảnh tay rảnh chân mà hớp một miếng nước nào. Đến suốt buổi trưa rồi chiều, trận đấu chưa từng có cứ tiếp tục diễn ra. Mọi người đều căng thẳng hết sức. Đến khi nắng bắt đầu tắt thì ai cũng cho là thôi xong rồi…”
Sư Ngọc tham gia một câu:
– Có trăng không, cụ? Sao mọi người không đốt lửa lên cho bọn thú sợ?
Ông lão bảo:
– Tui biết đâu! Đồng tiền cũng còn có số nữa mà.
– Vậy sao, cụ?
– Sư để tui kể tiếp…
“Khi vị võ sư cũng bắt đầu lo sợ rồi thì có một con cọp bỏ chạy. Ông ta mới hăng lên, rán tiếp tục đánh. Đây là trận sanh tử chớ đâu phải đùa. Thắng con cọp thì cũng vinh dự gì, nhưng làm sao giữ được cái mạng của mình mới quý. Sau đó, lần lượt hai con cọp nữa bỏ chạy. Con cuối cùng chính là con lần đầu tiên ra thách đấu với ông đốt than. Nó có vẻ to lớn và già nhất trong cả bọn. Cuối cùng thì nó cũng “hực” lên một tiếng vì trúng đòn rồi bỏ chạy tuốt!
Cha chả, lúc này thì ông võ sư đó còn lòng dạ nào mà thách thức nữa. Qua một trận đấu kinh thiên, ông có còn ngạo mạn gì! Ông cung kính nói lớn trong rừng, trước mặt mọi người:
– Xin ông bà linh thiêng bỏ qua cho, con cháu không dám ngạo mạn nữa! Xin cho hai bên được hòa thuận để làm ăn, sinh sống an ổn.”
Cái chuyện xảy ra ở Cù Mông này, theo như lời ông lão vừa kể thì thật oanh liệt hơn những chuyện ở đấu trường La-mã ngày xưa. Con người quả là phi thường, tiềm ẩn bên trong những năng lực vĩ đại. Điều quan trọng là chính những người giỏi nhất cũng phải chắp tay khiêm tốn, không dám vỗ ngực xưng tên, dù là ngay trong một khu rừng hoang. Theo những lời ông lão kể, đến lúc cuối ngày của trận đấu thứ tư, người nghe đều nghĩ là xong đời ông đốt than rồi. Cuối cùng thì mọi người đều thở phào, vừa mừng cho vị võ sư lại vừa khâm phục lời nói khiêm tốn của ông ta. Ông lão lại tiếp tục kể:
“Bấy giờ, quả thật là bọn cọp không đến đấu nữa. Mà mọi người cũng đều đề nghị là nên qua khu rừng khác đốt than, ông võ sư cũng đồng ý. Nhưng con cọp đầu tiên đã ôm hận rồi. Nó tìm cách đánh lén. Tới nước này thì chỉ có phước đức mới cứu mình nổi!
Một lần, ông cùng mọi người đi chơi đêm trong thôn. Bỗng nhiên ông bị tháo dạ, nên nói bạn bè đi trước, ông vào bụi một lát. Khi ông ta vừa vào bụi cây, vừa tuột quần ngồi xuống thì ông cọp nhảy đến chụp. Nó rình sẵn, từ sau nhảy tới vồ. Phải biết là cọp không bao giờ vồ từ phía sau. May sao, lúc nó chụp cũng là lúc ông vừa ngồi xuống. Cho nên hai chân trước của nó chụp quá khỏi đầu ông ta, mà hai chân sau lại chưa đụng được đến lưng.
Bấy giờ sống hay chết chỉ trong một phản xạ chớ không nghĩ ngợi gì được hết. Ngay khi con cọp chụp hụt, ông võ sư lập tức chụp hai chân trước của con cọp ghì xuống vai mình và kéo tới trước, đầu ông cài sát vào bên cổ nó, không cho nó ngoạm, rồi vùng đứng lên. Lúc này con cọp chỉ đứng bằng hai chân sau, nó không sao thoát ra được. Nhưng nó còn mạnh lắm, nên vị võ sư liên tục đi tới trước, bắt nó phải đi theo. Ông ta lên tiếng gọi mọi người. Chúng bạn chạy đến và đều mất hồn, con cọp quá lớn!
Bọn bạn muốn lấy cây đánh vào đầu hay chân nó, nhưng ông võ sư bảo không được, đừng để nó vùng mạnh, không ai chịu nổi đâu. Ông bảo các bạn lấy dây thừng cột một chân sau của nó vào một gốc cây. Khi cột xong rồi, ông bảo các bạn tránh ra, đi thẳng tới cho dây vừa căng là ông vật nó té ngang. Sau đó thì ông đánh nó cho tới chết!...”
Sư Ngọc chợt rùng mình, tình cảnh ông lão kể thật khốc liệt. Sư tò mò hỏi:
– Cụ, năm đó cụ cũng có mặt phải không?
– Lúc đấy tui mới 6 tuổi mà biết gì.
– Cụ được nghe ai kể à?
– Bạn thân của cha tui nghe người trong thôn đấy kể lại rõ ràng.
Sư Ngọc “Ô” lên một tiếng. Ông lão quay qua nhìn sư, hỏi:
– Như chuyện tui vừa kể thì nhà Phật nói sao?
– Cụ hỏi con à?
Đột nhiên ông lão nổi cáu:
– Con, con gì, tui hỏi sư!
Sư Ngọc rụt cổ một cái. Rồi sư đọc cho ông lão nghe một câu kệ mà nãy giờ sư đã nghĩ đến:
Tánh linh người, vật cũng đồng
Tuy không biết nói mà lòng biết nghe!...
---------------------------------------------------
Các bài liên quan
- Tổ sư & Hội đồng
- VỘI
- Cuối đời trưởng lão Giác Chánh
- Ko biết
- hạnh Khất sĩ
- Ngụy Khất sĩ
- CHẤP PHÁP
- XUÂN ĐẠO 24
- Ghi chú về ĐẠO HÒA HẢO
- Từ đâu có pháp Tổng hợp
- Pháp Tổng hợp Bắc ‒ Nam PG
- NGHI TÌNH
- Giác Châu sư đã tặng thơ 7 bài
- Xuân ĐẠO - 23
- kỳ 63 TRUNG GIANG
- Trung Giang Ký Sự kỳ 62
- 61 - Trunggiang
- 60 - TrunggiangKs.
- 59 Trunggiang
- 58 - Trung-giang-ks.
- 57 - Trunggiang KS.
- 56 - Trunggiang
- 55 - Trunggiang
- TRUNG GIANG - 54
- Trung Giang Ký Sự kỳ 53
- 52 - TRUNG GIANG KS.
- Trung Giang kỳ 51
- TÂN XUÂN TỰ CẢM
- Khi ta không có gì
- MỘNG
- cúng Trai TĂNG
- Trung Giang KS. 50
- NHƯ THỊ - TRỰC CHỈ - VÔ MINH
- VÔ NGÃ CHƯA PHẢI LÀ THIỀN
- bóng ĐÁ
- cẢm niỆm
- Xuân Đạo 22
- đồng tiền Khôn
- lòng TỪ BI
- Bệnh
- Trung Quốc không có triết gia
- XUÂN đạo 21
- mAi
- Bài kệ của đại sư THÁI HƯ
- Bây giờ
- Trung Giang kỳ 49
- TRUNG GIANG - 48
- LÝ CON BÒ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 47
- TGKS số 46
- 45 Trung Giang
- Xuân đạo 20
- Ta là cát bụi
- Trung Giang 44
- XUÂN ĐẠO 19
- Kỳ 43 – Trung Giang Ký Sự
- Trái tim của Mẹ
- Trung Giang – kỳ 42
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 41
- THIỀN KHÁCH nhắn tin
- Nước mắt chảy xuôi
- Xuất GIA
- TRUNG GIANG 40
- Trung Giang Ký Sự kỳ 39
- KS. 35 - Trung Giang
- Ký sự 36 Trung Giang
- Trung Giang 37
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 38
- Trung Giang KS.34
- Ký sự kỳ 33 Trung Giang
- Trung Giang kỳ 32
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 30
- Chỉ can là Hiếu
- Thuốc sâu
- Ngày xưa tìm đến chốn Cửa Không
- Ánh Nắng Tinh Khôi
- phẬt niỆm
- Chúng sanh VÔ NGÃ
- Âm dương đồng nhất lý
- Bà Hạnh Lộc
- DƯỚI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
- Cảm niệm Bồ-đề Đạo tràng 2014
- THọ DụNG CHâN THậT
- thẦn thÔng
- Giấc mơ qua
- Tùy bút VU-LAN 2014
- Sự khắc nghiệt của tư tưởng tự do
- cái Nghiệp
- Gió trăng một sớm
- Vũ Trụ Đang Quay Nhanh
- TỊNH XÁ LƯU ĐỘNG
- Chùm thơ của sư MS. gởi tặng khách tri âm
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 29
- Bánh xe lăn nhanh hơn
- Ly trần
- NGƯỜI TỰ CHỦ
- Kỷ niệm một bài thơ
- VIỄN CẢNH
- Thích Hòa Bình pháp ngữ
- Nguyện Cầu
- Một bài thơ của HT. Thiền Tâm
- Nguồn thiêng Khất Sĩ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 31
- Trung Giang 28
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 27
- Ký sự 26 Trung Giang
- Vè Kiết Hạ 2012
- TRUNG GIANG 25
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 24
- Ký sự 22 Trung Giang
- kỳ 23 TRUNG GIANG
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 21
- Chánh niệm
- Tình Yêu đại thể
- Trung Giang – kỳ 20
- 19 Trung Giang
- Trung Giang ký sự 18
- Chùm thơ của Lãn Nhân
- Đốc-tơ ONG
- MỘT CÂY SẬY CÓ TƯ TƯỞNG
- Kỳ 17 - TRUNG GIANG KÝ SỰ
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 16
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 15
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 14
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 13
- Trung Giang Ký Sự – kỳ 12
- TRUNG GIANG KÝ SỰ 11
- Trung Giang kỳ 10
- Ký sự TRUNG GIANG - 09
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – KỲ 08
- Giáp Ngọ - Nhâm Thìn 58 năm
- TRUNG GIANG Ký Sự - kỳ 07
- Ký sự TRUNG GIANG - kỳ 06
- Trung Giang Ký Sự - kỳ 05
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - Kỳ 04
- Thơ Chúc Xuân Nhâm Thìn
- Sắc Ti-gôn
- Gỡ rối tơ lòng
- TRUNG GIANG KÝ SỰ – kỳ 3
- HÃY ĐỂ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA
- NGỌC THIỀN CA
- Lý do hình thành Bát Kỉnh Pháp
- Kẻ trộm
- Vạn Hạnh Truyền Đăng Ca
- CẠO TÓC
- Nhớ thương về...
- LỜI PHẬT DẠY
- Về Nguồn (thơ TQH)
- Xuân Thiền - TRẦN QUÊ HƯƠNG
- Nhớ TRÂU
- Tặng Phẩm Dâng Đời
- Cảm niệm trước CÂY BỒ-ĐỀ LỊCH SỬ
- Bình giảng bài "CÁC VỊ LA-HÁN ..."
- CÁC VỊ LA-HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
- Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi!
- NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỆP VÀ LAN
- Lên Núi Thiền Định
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 2
- TRUNG GIANG KÝ SỰ - kỳ 1